tai game iwin online

Tải game iwin online

Tặng 40000WIN khi vào game và mỗi ngày đăng nhập vào chơi game được tặng thêm 10000WIN thật sướng phải không nào.

game iwin online 2.9.0

Cách tải game iwin online 2.9.0

Khi đăng ký tài khoản xong bạn sẽ có ngay 40000 Win để tham gia 30 trò chơi của Iwin Online.

iwin online android 4.3.0

Tải game iwin online android 4.3.0

Phiên bản Android 430 hay còn gọi với giao diện mới vô cùng đẹp mắt để game thủ giải trí xả stress trong những này nắng nóng.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Đôi nam nữ trong xe Lexus bị tạt axít giữa phố

tin phap luat mới nhất, Vừa mở cửa ôtô, hai người trong xe bất ngờ bị tạt axit. Nạn nhân la hét, lao ra khỏi xe kêu cứu.
Vụ việc xảy ra lúc 15h30 ngày 21/6 trên đường Tô Hiệu (phường Hồ Nam, quận Lê Chân, TP Hải Phòng). Hai nạn nhân được xác định là anh Thanh và chị Phượng (đều ngoài 40 tuổi).
Các nhân chứng kể lại, anh Thanh và chị Phượng đi từ trong ngõ đường Tô Hiệu ra và lên chiếc Lexus đang đỗ gần đó. Ôtô chưa kịp chuyển bánh thì có hai thanh niên đi xe máy đến, gọi anh Thanh.
Khi anh Thanh hạ cửa kính xe xuống thì kẻ hất mạnh chất lỏng trong chiếc ca nhựa về phía mình. Hậu quả, anh Thanh bị cháy quần áo và bỏng nặng vùng đầu. Chị Phượng ngồi ở ghế phụ cũng bị axit bắn vào.
Đôi nam nữ trong xe Lexus bị tạt axít giữa phố
Hiện trường vụ việc. Ảnh: Song Linh.
Gây án xong, hai thanh niên nhanh chóng rời đi. Nạn nhân la hét lao ra khỏi xe, chạy vào nhà dân kêu cứu. Do vết bỏng nặng, anh Thanh và chị Phượng được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng).
Tại hiện trường, chiếc ôtô bị axit làm cháy phần ghế ngồi và nhiều vật dụng."Vụ việc xảy ra rất nhanh khiến mọi người hết sức bất ngờ. Khi lao đến cứu giúp nạn nhân, tôi và một số người cũng đã bị axít dây vào làm bỏng nhẹ ở tay",chị Hương, một nhân chứng, cho biết thêm.
Nhận được tin moi báo, Công an quận Lê Chân đến ghi nhận hiện trường, điều tra vụ việc.
Theo tintuc.vn

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Phản đối Trung Quốc cướp, phá tàu của ngư dân Việt Nam

Ngày 15/6, Hội Nghề cá Việt Nam có công văn phản đối Trung Quốc cướp tài sản và phá hỏng tàu cá của ngư dân Việt Nam theo tin nong trong ngay.

Theo đó, ngày 10/6 tàu cá do ngư dân Nguyễn Văn Phú (29 tuổi, ở Bình Châu, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng đang neo đậu cách đảo Bom Bay (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 14 hải lý để nghỉ ngơi thì bị bốn tàu của Trung Quốc tấn công.
Các tàu Trung Quốc thả hai canô cùng sáu người cập mạn lên tàu cá và buộc các ngư dân Việt Nam dồn về phía mũi tàu. Sau đó chúng bắt các ngư dân chuyển toàn bộ số hải sản đánh bắt được trong 21 ngày trước đó sang tàu Trung Quốc.
Trong suốt ba giờ chuyển hải sản sang tàu, ngư dân nào làm chậm thì bị đánh đập. Phía Trung Quốc còn lấy nhiều ngư cụ như máy định vị, máy dò cá, máy Icom, 5 phuy dầu và các dụng cụ lặn, đồng thời chúng chặt phá dây hơi, dây neo...

Trước đó ngày 7/6, trong khi tàu cá do ngư dân Nguyễn Trung Kiên (42 tuổi, cũng quê Bình Châu, Quảng Ngãi) làm chủ tàu cùng 13 ngư dân trên tàu đang neo đậu cách đảo Bom Bay 4 - 5 hải lý để nghỉ ngơi cũng bị tàu Trung Quốc tấn công.
Phía Trung Quốc rượt đuổi và dùng vòi rồng phun nước, hất ngã hai ngư dân khiến hai người này bị thương, trong đó ngư dân Bùi Tấn Đoàn (23 tuổi) bị gãy cổ chân trái, ngư dân Cao Xuân Lý (42 tuổi) bị thương ở đầu.
Hội Nghề cá Việt Nam nhấn mạnh "đây là hành động ngang ngược và phi nhân tính của phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam, những người đánh bắt cá trên vùng biển của mình".
Hội Nghề cá Việt Nam cực lực phản đối việc làm của phía Trung Quốc đã gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hành động sai trái nêu trên, đồng thời bồi thường thiệt hại về tài sản và tổn thương cho ngư dân Việt Nam.
Cập nhật tin nhanh nhất mỗi ngày tại tintuc.vn
Nguồn:http://tintuc.vn/xa-hoi/phan-doi-trung-quoc-cuop-pha-tau-cua-ngu-dan-viet-nam-54149

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Phó Thủ tướng: Sẽ loại bỏ cán bộ "xa dân gần quan" ra khỏi bộ máy

Theo tin nong trong ngay vào 9h11 sáng 13/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu phần trả lời chất vấn trực tiếp. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, đã có 37 đại biểu đăng ký chất vấn Phó Thủ tướng.


Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (Ảnh: Ngọc Châu)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (Ảnh: Ngọc Châu)

Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) hỏi về tình hình tham nhũng khi diễn biến vấn nạn này đang hết sức phức tạp. Ông Nghĩa đề nghị Phó Thủ tướng cho biết thời gian qua Chính phủ chỉ đạo xử lý được bao nhiêu vụ, tiền thu hồi về được bao nhiêu tài sản?

Đề cập vụ chặt, thay thế cây xanh tại Hà Nội và lấn lấp sông Đồng Nai, đại biểu thắc mắc có hay không việc đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích của cộng đồng và yêu cầu được biết biện pháp xử lý với 2 địa phương này.

9h23’, trả lời câu hỏi của đại biểu Huỳnh Nghĩa, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói, báo cáo đã trình của Chính phủ đã nêu rõ công cuộc chống tham nhũng đã được làm quyết liệt, đạt nhiều kết quả tích cực nhưng tình hình vẫn hết sức nghiêm trọng. Năm 2014 đã điều tra hơn 500 vụ việc. Về tài sản thu hồi, năm 2013 đạt trên 10%, đến 2014 đã đạt trên 22%. 

Vừa qua, Tổng Bí thư đã đưa ra 8 biện pháp lớn để Đảng, Nhà nước lãnh đạo trực tiếp công tác phòng chống tham nhũng, xét xử nghiêm các trường hợp tham nhũng đã được phát hiện, xây dựng thể chế để sao cán bộ không dám tham ô, tham nhũng; hợp tác quốc tế cũng như huy động sức dân để tố cáo, phát hiện, đấu tranh với tham nhũng… 

Về vụ chặt cây xanh ở Hà Nội, Phó Thủ tướng thông tin, Thanh tra Chính phủ đã có ý kiến và Hà Nội đã lập đoàn thanh tra về dự án này. Kết quả thanh tra cho thấy việc chặt cây trên tuyến Hà Nội - Hà Đông là để phục vụ dự án đường sắt trên cao. Còn việc chặt cây trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh là để cải tạo hàng cây tạp ở đây theo hướng thay thế cây gãy đổ, không thích hợp. Tuy nhiên, đúng là khi làm, Hà Nội xây dựng đề án quá sơ sài, chưa lấy ý kiến người dân, thời điểm chặt cây không thích hợp. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ dừng ở mức độ sai sót. Hà Nội đã chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc các cá nhân và Chính phủ hoan nghênh thái độ này. “Việc này chỉ dừng ở mức độ sai sót như vậy”. 

Việc lấp sông ở Đồng Nai, ông Phúc cho biết, kiến nghị chính thức của Đoàn thanh tra liên ngành do Bộ trưởng TN-MT trình Chính phủ đã chính thức đề nghị dừng dự án để đánh giá việc lấn ra dòng sông hơn 100m như vậy có ảnh hưởng đến dòng chảy không, tác động đến cảnh quan không và tiếp tục đánh giá tác động môi trường để trình Chính phủ quyết định cuối cùng. 

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đề cập chuyện chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông với băn khoăn việc này có đồng nghĩa với tư nhân hóa, độc quyền hóa trên các công trình. Nói về dự án mở rộng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đang về đích trước thời hạn Chính phủ đặt ra, ông Sinh ghi nhận nỗ lực của ngành GTVT khi vốn trái phiếu Chính phủ mới chỉ cấp đủ 50% cho nhu cầu, còn lại phải huy động các nguồn khác. Tuy nhiên, ông Sinh muốn biết cơ chế huy động vốn và kiểm soát chất lượng, chống đội giá trên những dự án này. Theo ông Sinh, người phải trả tiền sau cùng cho các dự án chính là người dân.

Phó Thủ tướng: Vụ chặt cây xanh ở Hà Nội chỉ dừng ở mức… sai sót
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh đặt vấn đề về kiểm soát vốn, chất lượng các công trình hạ tầng giao thông. (Ảnh: Ngọc Châu)

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Tiến Sinh. Ông Phúc cho biết, theo báo cáo mới nhất của Bộ GTVT là nhu cầu cần hơn 1 triệu tỷ đồng, trong đó huy động vốn xã hội đạt tới 70% với các hình thức khác nhau.

Ngày trước chúng ta đánh giặc phải kêu gọi toàn dân, giờ làm kinh tế, bảo vệ an ninh xã hội cũng cần huy động như vậy. Phó Thủ tướng khẳng định xã hội hóa không đồng nghĩa với tư nhân hóa vì BT, BOT, PPP thì đều theo nguyên tắc đầu tư, khai thác một thời gian rồi chuyển lại cho nhà nước với giá 0 đồng. 

Việc có độc quyền hay không, ông Phúc cũng khẳng định, không có chuyện độc quyền vì quản lý giá chi phí, thu phí, nhà nước đều kiểm soát. Nguyên tắc là làm sao để cả nhà nước, nhà đầu tư và người dân cùng có lợi. 

Đề cập dự án quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, Phó Thủ tướng một lần nữa nhắc đến thành tích của Bộ GTVT trong huy động vốn. Ông Phúc cũng trấn an đại biểu không phải lo về cơ chế giám sát vì các quy định về kiểm soát, kiểm tra chéo, bảo hành tới 4 năm… sẽ đảm bảo đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân về chất lượng của dự án.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình, Chủ tịch VCCI) đặt vấn đề, trào lưu hội nhập mạnh mẽ đặt ra yêu cầu sống còn với khu vực tư nhân trong nước, rất cần khởi động một làn sóng cải cách thứ hai hướng về doanh nghiệp. Ông Lộc đề nghị Phó Thủ tướng đánh giá về những vấn đề này cũng như giải pháp để giúp khu vực tư nhân tránh được "bẫy" hội nhập.

Phó Thủ tướng: Vụ chặt cây xanh ở Hà Nội chỉ dừng ở mức… sai sót
Đại biểu Vũ Tiến Lộc yêu cầu Phó Thủ tướng nêu giải pháp giúp các doanh nghiệp tư nhân trong làn sóng hội nhập. (Ảnh: Ngọc Châu)

Về câu hỏi này, Phó Thủ tướng khẳng định vai trò to lớn của khối doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam. Từ khi có Luật Doanh nghiệp 2015 đến nay, đã có sự tiến bộ to lớn trong đánh giá. Hiện Việt Nam có trên 500.000 doanh nghiệp nhưng quy mô còn nhỏ, hàm lượng chất lượng chưa cao, nhiều doanh nghiệp vẫn ở trong tình trạng hoạt động rất đơn giản. Nguyên nhân của việc này là do môi trường kinh doanh vừa qua chưa tốt, môi trường pháp lý còn nhiều vấn đề bất cập, sự khuyến khích của nhà nước với thành phần kinh tế tư nhân chưa cao, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đầu tư để lợi cho nhà, lợi cho nước. 

Đề cập các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh đầu tư, môi trường pháp lý, Phó Thủ tướng nói về thủ tục lập, phá sản doanh nghiệp, cơ chế trọng tài, nhà nước hỗ trợ thông tin ngành nghề, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp để xử lý ở mặt vĩ mô. Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, hướng tới phục vụ doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân. 

Phó Thủ tướng: Vụ chặt cây xanh ở Hà Nội chỉ dừng ở mức… sai sót
Phó Thủ tướng: Không có chuyện độc quyền dự án hạ tầng giao thông vì quản lý giá chi phí, thu phí, nhà nước đều kiểm soát. (Ảnh: Ngọc Châu)
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) đề cập đầu tiên vấn đề nợ công. Ông Ngân cho biết cử tri hiện vẫn rất lo lắng về tình hình nợ công, đại biểu Quốc hội thì thậm chí “lo âu, lo ngại, lo quá đi”. Chính phủ thì báo cáo nợ công tuy cao, tang nhanh nhưng vẫn nằm trong giới hạn an toàn theo Nghị quyết của Quốc hội. Tại sao có sự lỗi nhịp trong suy nghĩ về nợ công ở nước ta hiện nay là câu hỏi ông Ngân đưa ra? Chính phủ đã và đang triển khai giải pháp gì để đem lại sự an toàn, sự an dân trong vấn đề an toàn nợ công?
Vấn đề thứ hai ông Ngân trao đổi là về hội nhập. Theo báo cáo của Chính phủ, cuối năm nay, Việt Nam sẽ gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, sẽ kết thúc ký kết hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP và ký nhiều hiệp định thương mại tự do FTA. Việc này sẽ đem lại nhiều cơ hội cho đất nước nhưng vẫn đáng lo lắng vì trước khi gia nhập WTO năm 1997, kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh và ổn định nhưng sau khi gia nhập thì lại rất nhiều vấn đề. Chính phủ sẽ rút kinh nghiệm như thế nào về sự hội nhập vừa qua để Việt Nam không bị khủng hoảng hay bất ổn sau mốc hội nhập năm 2015 tới đây?
Trả lời đại biểu Hoàng Ngân về nợ công, Phó Thủ tướng nói, tỷ lệ nợ công trên GDP của các nước khác nhau, như Nhật Bản, tỷ lệ này đến 300%. Quan trọng nhất là đánh giá khả năng vay và trả nợ thế nào chứ không chỉ nhìn vào khoản vay. Ở Việt Nam, tỷ lệ nợ công tăng cao hơn tốc độ tăng GDP và hiện nay đã đến 62% GDP trong khi giới hạn Quốc hội cho phép là 65% GDP. Vậy nên Chính phủ cũng rất thận trọng trong việc mở rộng quy mô nợ công. 

Chính phủ tăng cường quản lý nợ công, nhất là với các khoản vay mới, tăng vay trong nước, giảm nợ nước ngoài, cố gắng cho vay lại và đảm bảo trả nợ. Môi trường đầu tư kinh doanh tốt, hệ thống tín dụng cao thì vay mới dễ được. Những giải pháp này theo Phó Thủ tướng là tạo điều kiện tốt để kiểm soát nợ công.

Về vấn đề khủng hoảng sau khi gia nhập WTO, Phó Thủ tướng cho biết là do tích tụ kinh tế trong nhiều năm còn nhiều bất cập, doanh nghiệp còn bị động và cách ứng phó chưa linh hoạt nên đã lâm vào khủng hoảng cùng với thế giới. Rút kinh nghiệm từ việc này, sau 2015, Phó Thủ tướng xác nhận FTA là một thời cơ lớn nhưng cũng là một nguy cơ có thể thua ngay trên sân nhà. Chuẩn bị tâm thế như thế để cải cách thể chế pháp luật, tái cơ cấu nền kinh tế để đón nhận thời cơ phát triển. 

“FTA sẽ mang lại lợi thế lớn nếu có sự chuẩn bị của người dân, doanh nghiệp, sự sẵn sàng của Chính phủ” – ông Phúc khẳng định. 
Đại biểu Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long) nêu thực tế việc thực thi pháp luật phụ thuộc vào chính quyền địa phương. Cử tri cũng phản ánh tình trạng luật của Quốc hội ban hành không được thực thi ở cơ sở. Ông Ngũ yêu cầu Phó Thủ tướng trả lời, việc không thực hiện Nghị quyết chất vấn của Quốc hội có phải là vi phạm pháp luật không. Thái độ của Phó Thủ tướng và Chính phủ về việc này. Trách nhiệm của Chính phủ đến đâu khi pháp luật ban hành mà không được thi hành ở địa phương.
Chuyển sang vấn đề thứ 2, ông Ngũ cho biết, cách đây ít ngày, Chính phủ báo cáo với Quốc hội nguồn vượt thu ngân sách vừa là có phần thu giữ, xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại ở biên giới. Phó Thủ tướng cũng báo cáo thành tích về việc này trong năm vừa qua đã chống được việc thẩm lậu ma túy qua biên giới nhưng tình hình vẫn còn nghiêm trọng. Ông Ngũ yêu cầu người đại diện Chính phủ cung cấp thông tin, cho biết tường tận về vấn đề này.

Phó Thủ tướng: Vụ chặt cây xanh ở Hà Nội chỉ dừng ở mức… sai sót
Đại biểu Hồ Trọng Ngũ "truy" trách nhiệm của Chính phủ khi pháp luật ban hành mà không được thi hành. (Ảnh: Ngọc Châu)

Về vấn đề thực thi pháp luật ở cấp cơ sở như ý kiến của đại biểu Ngũ, Thủ tướng đề cập vấn đề phân cấp hiện nay với nhiều quan điểm còn tranh cãi. Thời gian tới sẽ cố gắng tổ chức phân cấp tốt hơn để địa phương chủ động hành động. Ông Phúc đặt niềm tin vào những lãnh đạo địa phương ở Quốc hội sẽ phát huy vai trò của mình tại cơ sở.

Về việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, 4 tháng đầu năm đã xử lý 48.000 vụ buôn lậu, thu về cho nhà nước gần 3.000 tỷ đồng. Các lực lượng đã có nhiều biện pháp xử lý buôn lậu, như Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 41 để tăng cường các biện pháp chống vấn nạn này.

Về ma túy, Việt Nam gần khu vực Tam giác vàng, đường biên giới dài cả trên đất liền và trên biển nên khó khăn trong việc chống ma túy. Năm qua, các lực lượng đã bắt được gần 1 tấn heroin, xử lý 31.000 tội phạm trong lĩnh vực này. Do lợi nhuận quá lớn trong hoạt động này, đặc thù địa hình của Việt Nam nên tội phạm diễn biến ngày càng tinh vi để chống đối các lực lượng. 

10h12’, nhóm đại biểu thứ 2 đặt câu hỏi. Đại biểu đề cập việc chương trình đưa hàng Việt về nông thôn bị lợi dụng, gian lận. Là Trưởng ban chỉ đạo 389 về chống hàng lận hàng giả, gian lận thương mại, Phó Thủ tướng có giải pháp gì để người dân ở nông thôn được mua hàng tốt?

Với việc hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đổ về nông thôn, Phó Thủ tướng kêu gọi các cá nhân, tổ chức tố giác hành vi, doanh nghiệp vi phạm để xử lý kịp thời. Hành vi lợi dụng chương trình người Việt dùng hàng Việt đáng bị lên án, phê phán và xử lý nghiêm khắc. 
 
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đề nghị cho biết Chính phủ chuẩn bị vấn đề gì then chốt nhất và chuẩn bị gì cho người nông dân để sẵn sàng tham gia sân chơi mới sau FTA?

Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) hỏi về tình trạng khai thác trái phép khoáng sản với nhận định việc này sẽ đi liền với xuất khẩu trái phép, giải pháp để ngăn chặn? Ông Lâm cũng muốn biết giải pháp nâng cao hiệu quả vay và sử dụng vốn vay ODA.

Về việc khai thác khoáng sản trái phép, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đã giảm dần, từ 45 tỉnh có vi phạm đã giảm xuống 39 rồi 34 tỉnh… Luật Khoáng sản đã nêu rõ, Chính phủ giao Bộ TN-MT hướng dẫn cụ thể hơn, xây dựng chế tài mạnh mẽ hơn với việc khai thác trái phép khoáng sản. Người đứng đầu UBND cấp tỉnh cũng được áp trách nhiệm cao hơn nữa đối với việc giám sát khai khoáng ở địa phương, để lập lại trật tự, nhất là trong việc khai thác lòng sông.

Thủ tướng cũng có chủ trương, xuất khẩu khoáng sản thô, trừ trường hợp đặc biệt, không được thực hiện. 

Về việc sử dụng vốn vay ODA, Phó Thủ tướng nguyễn Xuân Phúc khẳng định phần lớn các dự án thực hiện rất lớn. Khi Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình thì cũng cần tìm kiếm những nguồn vốn khác ngoài ODA vì ODA sẽ ngày càng hạn chế dần. 

Đại biểu Trần Du Lịch (TPCM) đề cập, đến thời điểm này chỉ còn 6 tháng 17 ngày nữa là kết thúc năm 2015 mà còn đến 218 doanh nghiệp nhà nước "xương xẩu" chưa cổ phần hóa được, liệu có kịp hoàn thành theo kế hoạch đề ra?
 
Dường như kỳ họp tháng 4 vừa rồi, Chính phủ đề xuất vay ở quỹ dự trữ ngoại hối để đầu tư. Ông Lịch muốn biết quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng về việc này?

Đại biểu Trần Du Lịch nêu vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. (Ảnh: Ngọc Châu)
Đại biểu Trần Du Lịch nêu vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. (Ảnh: Ngọc Châu)

Việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt vấn đề này để phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. Thủ tướng cũng yêu cầu phấn đấu để cổ phần hóa bằng được 218 doanh nghiệp còn lại nhưng việc này còn phụ thuộc vào thị trường chứng khoán vì bán cho SCIC, bán cho cán bộ nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp thì không khó; nhưng để bán ra đại chúng mới hiệu quả. Quyết tâm của Chính phủ là không để thất thoát tài sản trong cổ phần hóa.

Tiền thu về sau cổ phần hóa, Phó Thủ tướng cho biết, trước hết để giải quyết chế độ cho cán bộ công nhân viên, dùng làm vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Việc nhà nước cố nắm giữ 5% cổ phần, Phó Thủ tướng phủ nhận và giải thích là do không bán được hoặc bán không có lợi nên giữ lại. Tỷ lệ còn lại thấp như thế thì nhà nước cũng sẵn sàng bán lô lớn để nhà đầu tư chiến lược cân nhắc. 

Về nguồn dự trữ ngoại hối theo Nghị quyết 03, Phó Thủ tướng cho biết đây mới chỉ là thảo luận của Chính phủ chứ chưa phải là quyết định phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối, chắc chắn không có chuyện sử dụng tùy tiện vấn đề này. Quỹ này để thể hiện sự hùng mạnh của nền kinh tế, hiện quỹ này của Việt Nam là 35 tỷ USD, đã tăng rất đáng kể, rất cố gắng thời gian qua nhưng cũng chưa phải là lớn so với cán cân xuất nhập khẩu.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề cập chính sách dân tộc và miền núi. Ông Thành đề nghị Phó Thủ tướng nói về chủ trương, chiến lược này trong giai đoạn 2016 – 20120. Việc chuẩn bị nguồn vốn cho các chính sách về dân tộc giai đoạn này để đạt mục tiêu đề ra.

Về chính sách dân tộc, Phó Thủ tướng cũng khẳng định nhiều thành tựu đã đạt được. Nhưng do nguồn lực còn thấp, dù cố gắng, yêu cầu bố trí đến 12.000 tỷ của năm nay thì Chính phủ cũng chỉ lo được 6.000 tỷ đồng. Chính phủ đã xem xét trong phần vượt thu gần 17.000 tỷ vừa qua sẽ dành 1 phần để hỗ trợ đồng bào dân tộc. 

Theo Nghị quyết của Chính phủ, tới đây chỉ còn 2 chương trình mục tiêu quốc gia là Chương trình Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững nên trong bối cảnh rất khó khăn, đồng bào dân tộc vẫn được ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để lo cuộc sống, lo vấn đề nước sạch, di dân và định cư.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Tiền Giang) nói về chủ trương tạm trữ lúa gạo. Cho rằng đây là giải pháp tình thế, bà Bé muốn biết giải pháp căn cơ hơn giải quyết khó khăn cho người trồng lúa. 

Với nội dung tạm trữ lúa gạo đại biểu Kim Bé đề cập, Thủ tướng đã quyết định tạm trữ 1 triệu tấn gạo, nhờ chủ trương này mà vụ mùa vừa qua người dân không bị ép giá. Một ý đại biểu nêu mà Chính phủ rất suy nghĩ là sao không hỗ trợ trực tiếp nông dân để làm việc này. Lý do, theo ông Phúc là vì người dân không có kho để dự trữ, để chống ẩm, chống mốc… nên nhà nước phải dùng nguồn lực từ tư nhân để làm việc này. Có nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo cũng có mức dự trữ rất lớn. 

Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) cho biết, thời gian qua, dư luận cử tri và xã hội bất bình vì một bộ phận cán bộ công chức xa dân gần quan, quan cách, hách dịch… quên mất trong bộ nhớ 2 từ “cảm ơn”, “xin lỗi” trong công việc. Chính phủ có giải pháp căn cơ nào để cách cách bộ máy cán bộ coogn chức để đúng là công bộc của dân?

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đề nghị cho biết việc quy trách nhiệm với vấn đề chậm ban hành văn bản pháp luật. 

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương. (Ảnh: Ngọc Châu)
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương. (Ảnh: Ngọc Châu)

Đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội) nói, những vấn đề bất cập của nền kinh tế đã được bàn nhiều là về mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu. Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội và đề án tổng thể tái cơ cấu, cuối quý II phải có đề án này. Giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ đề ra? 

Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) nói về chuyện thi tuyển cán bộ ở Bộ Tư pháp, GTVT… và cho đây là giải pháp quan trọng để phòng chống tiêu cực trong tuyển dụng, sử dụng cán bộ. Giải pháp hay vậy sao giờ chưa triển khai đồng bộ trên cả nước?
 
Việc Trung Quốc mở rộng đảo hiện còn nghiêm trọng hơn cả vụ giàn khoan Hải Dương 981, sao Chính phủ không đề cập trong báo cáo kinh tế xã hội trình Quốc hội?

Đại biểu Võ Thị Hồng Thoại (Bạc Liêu) đề cập tình trạng độc quyền của ngành điện mà tháo gỡ chưa được suốt thời gian dài. Bà Thoại băn khoăn, sao có chủ trương hình thành thị trường điện cạnh tranh mà tiến hành chậm vậy, lợi hay bất lợi ra sao, khả năng có đạt được lộ trình đặt ra? 

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) băn khoăn về việc hội nhập kinh tế và muốn biết tính khả thi của việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015 với những thuận lợi và thách thức đặt ra?

Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) cũng nhận xét, ASEAN là mái nhà chung nhưng làm sao hòa nhập mà vẫn giữ được bản sắc khi thực hiện chính sách di cư tự do trong khối? 

Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) cho biết, cử tri đề nghị sắp xếp bộ máy công vụ thật tinh gọn, bộ máy Đảng cũng phải linh hoạt, nhất thể hóa chức danh quản lý các ban đảng. Bà Thủy muốn biết đến bao giờ bộ máy hành chính công Việt Nam thực sự tinh gọn? 

10h50’, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời loạt câu hỏi sau cùng của các đại biểu. 

Phó Thủ tướng đề cập đội ngũ 4 triệu công chức, viên chức để phục vụ người dân mà nếu làm tốt thì hiệu quả rất lớn. Yêu cầu cao nhất là mỗi cán bộ phải tận tụy phục vụ người dân. Việc các cán bộ xa dân gần quan là thuộc về đạo đức công vụ mà Chính phủ đã nhiều lần đề cập biện pháp chấn chỉnh. Tới đây sẽ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ công chức công vụ, thi tuyển để tìm người tốt phục vụ nhân dân, đánh giá bình chọn kịp thời để đưa cán bộ không đạt yêu cầu ra khỏi bộ máy. 

Về việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật, ông Phúc quả quyết Chính phủ đã có nhiều cố gắng, nhiều phiên họp để chấn chỉnh tình trạng chậm ban hành văn bản. Trách nhiệm này thuộc về Chính phủ và từng thành viên Chính phủ để làm sao có đủ văn bản hướng dẫn đưa luật vào cuộc sống. 

Việc quản lý tin nhắn rác, Phó Thủ tướng nhận định, quản lý sim hiệu quả hơn là quản lý tin nhắn rác nên ông Phúc yêu cầu Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son tiếp tục chấn chỉnh. Thời gian qua, cơ quan chức năng đã dừng 1 triệu thuê bao di động chưa đăng ký để siết chặt hơn quản lý. Hiện cả nước có 8 nhà cung cấp viễn thông, cần tăng cường quản lý đầu vào của sim cũng như nâng cao trách nhiệm của nhà mạng để giải quyết tình hình tin nhắn rác. 

Việc thi tuyển cán bộ lãnh đạo, một số bộ ngành địa phương đã triển khai thi đến vụ trưởng, Tổng Cục trưởng, cán bộ cấp phòng, tới đây theo Phó Thủ tướng sẽ thực hiện mạnh hơn. 

Vấn đề Biển Đông Phó Thủ tướng nói Chính phủ đã có báo cáo chi tiết cụ thể nên không đề cập lại tại phiên chất vấn. 

Về câu chuyện thời sự là tình hình hạn hán mà 26 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đang phải hứng chịu, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ cùng các Bộ, ngành đang tìm giải pháp để hỗ trợ sao cho căn cơ, hiệu quả nhất.

Công tác đấu tranh với buôn lậu, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ phải chịu trách nhiệm, nhất là với việc bảo kê, đỡ đầu nếu có. 

Lộ trình phát điện cạnh tranh, như Bộ trưởng Công thương trình bày tại Quốc hội 2 ngày trước, sắp tới sẽ triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh vào 2016 và tiến dần tới thị trường bán lẻ. Giải pháp đột phá, Chính phủ đã giao Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Tổng Giám đốc EVN nghiên cứu để thực hiện cho được lộ trình đặt ra. 

Vấn đề hội nhập quốc tế vào cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột (kinh tế, chính trị, an ninh), Việt Nam thời gian qua rất tích cực để thực hiện kết nối kinh tế, con người, có những việc đã đạt được tỷ lệ cao là xây dựng cộng đồng văn hóa xã hội. Tuy nhiên, cũng còn những thách thức cần nỗ lực hết sức mới hy vọng thành công. 

Trong cộng đồng hội nhập, khả năng di dân tự do là tất yếu, vấn đề cần chuẩn bị là tay nghề, kỹ năng cho người lao động để cạnh tranh được với môi trường khu vực.

11h9’, đại biểu Nguyễn Thị Khá đề cập lại chuyện triển khai ứng dụng KHCN vào sản xuất rất khó khăn. Biện pháp nào để thúc đẩy triển khai ứng dụng tốt hơn?

Đại biểu Lê Như Tiến cũng đề cập lại việc cử tri băn khoăn cảnh báo 30% cán bộ trong bộ máy "sáng cắp ô đi tối cắp ô về" từ đầu nhiệm kỳ, nay đến cuối nhiệm kỳ, ông Tiến muốn biết tỷ lệ này có thay đổi, còn bao nhiêu? 

Phó Thủ tướng đáp lời bà Khá, nhà nước luôn khuyến khích để đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. 

Còn về tình trạng công chức “cắp ô”, Phó Thủ tướng xác nhận đây đúng là một thực tế đang diễn ra, tuy không nhiều. Thay đổi việc này phải kết hợp cả tuyên truyền, giáo dục, tăng cường kỷ luật lao động và quan trọng hơn cả là hoàn thành những bản mô tả việc làm. 

“Còn về tỷ lệ cụ thể, chúng tôi cũng không nắm được một cách chắc chắn. Lần trước tôi nói 30% là dư luận đề cập thôi chứ không phải Phó Thủ tướng khẳng định có bằng ấy công chức "cắp ô". Còn như báo cáo của các bộ ngành đơn vị thì tỷ lệ này rất thấp” – ông Phúc giải thích.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi thêm: “Không rõ nhưng tỷ lệ đó có giảm đi?”. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, vừa qua Chính phủ đã thực hiện một số giải pháp nên tỷ lệ này có giảm đi. Theo đề án tinh giản biên chế thì bộ phận này chắc chắn cũng giảm nhưng tinh thần là phải giảm hơn nữa.

Cập nhật tin nhanh mỗi ngày tại tintuc.vn
Theo dantri

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Bị tử hình vì tội đâm chết người yêu

Theo tin nong trong ngay tuy giận nhau rồi chia tay, thế nhưng, khi nghe người yêu nói đã có “người mới”, Nguyễn Minh Quàng liền sát hại người yêu và tự kết liễu đời mình.

Ngày 11/6, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Quàng (SN 1985, quê Ninh Thuận) án tử hình về tội “Giết người”.
Theo bản cáo trạng, cuối năm 2005, Quàng và chị Cao Thị Yến Thi (SN 1982) quen biết và có quan hệ tình cảm. Đầu tháng 12/2014, chị Thi muốn chia tay với Quàng nhưng anh này không đồng ý.
Bị cáo Quàng nhận án tử sau khi giết người yêu
Bị cáo Quàng nhận án tử sau khi giết người yêu
Thấy tình cảm bao năm xây đắp có thể tan vỡ, Quàng ra sức níu kéo. Trưa ngày 19/12/2014, Quàng điều khiển xe máy đến chở người yêu về phòng trọ của mình để nói chuyện trước khi về quê.
Tại đây, dù Quàng ra sức giải bày nhưng chị Thi vẫn không động lòng và nói đã có người khác. Chị Thi còn trách cứ Quàng nhiều lần giả vờ bị ốm để lừa tình cảm của mình.
Tức giận, Quàng liền bóp cổ rồi đâm 8 nhát vào vùng cổ, ngực khiến chị Thi tử vong.
Sau khi giết người yêu, Quàng cắt cổ tay, đâm nhiều nhát vào ngực và bụng của mình để được “cùng xuống suối vàng với người yêu”.
Thế nhưng, đến tối cùng ngày, anh Trương Vũ Điền (bạn chung phòng với Quàng) đi làm về thì phát hiện sự việc liền trình báo với cơ quan chức năng. Quàng được đưa đi bệnh viện kịp thời nên may mắn thoát chết.
Đến ngày 27/12/2014, Quàng xuất viện và bị lực lượng công an bắt giữ.
Tại phiên tòa, HĐXX nhận thấy hành vi của bị cáo là vô cùng nguy hiểm cho xã hội, xem thường pháp luật và mang tính chất côn đồ, cần phải loại bị cáo ra ngoài đời sống xã hội. Vì vậy, HĐXX tuyên phạt mức án như trên đối với Quàng.
Cập nhật tin moi tại tintuc.vn
Theo dantri